Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

8 Công dụng tuyệt vời của ăn tỏi trong thời mang thai

Bạn có biết tỏi không chỉ là một gia vị thường dùng mà còn là một bài thuốc vô cùng tuyệt vời? Đây là lý do tại sao tỏi là một những thực phẩm mà phụ nên dùng khi mang thai. Nhưng liệu chúng có đúng hay không? Đó là một câu hỏi mà Thực Phẩm Cho Blog Bà Bầu sẽ trả lời thay cho các mẹ.


cong-dung-cua-toi

Dưới đây là 8 công dụng của ăn tỏi trong thời kì mang thai :


1. Làm giảm nguy cơ tiền sản giật


cong-dung-cua-toi-1

Tiền sản giật hay cao huyết áp là nguy cơ rủi ro tiềm tàng mà cứ 10 phụ nữ mang thai sẽ có một người mắc chứng này. Tỏi sẽ cắt giảm nguy cơ này và giảm nguy cơ huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu.

2. Tăng trọng lượng của thai nhi


Những nghiên cứu cho thấy rằng tỏi giúp tăng cân nặng của trẻ sơ sinh những bé mà có nguy cơ nhỏ con và sinh non.

Tỏi làm giảm nguy cơ biến chứng sanh. Các thí nghiệm cho thấy chiết xuất tỏi làm kích thích tăng trưởng các tế bào nhau thai.

3. Làm giảm Cholesterol và những vấn đề tim mạch


cong-dung-cua-toi-2

Những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời trong tỏi là Allicin sẽ giúp giảm lượng Cholesterol và kiểm soát chúng. Cả hai công việc này làm loãng mạch máu và ngăn chặn nguy cơ đột quy tim mạch.

4. Ngăn ngừa ung thư


Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số loại ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư ruột già. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), các nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy tiêu thụ tỏi cùng với củ hành và hẹ làm giảm nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

5. Chống cảm lạnh, cúm, và nhiễm trùng


cong-dung-cua-toi-3

Tỏi có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho hệ thống miễn dịch của bạn và giữ chúng ở trạng thái khỏe mạnh. Nó giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cảm lạnh và cúm.

6. Điều trị nhiễm nấm men


Allicin có mặt trong tỏi có đặc tính chống nấm, điều trị các bệnh nhiễm nấm âm đạo khác nhau như candida mãn tính và hội chứng quá mẫn của nấm men.

7. Ngăn ngừa nhiễm trùng da và miệng


cong-dung-cua-toi-4

Các đặc tính chống vi khuẩn của tỏi rất hữu ích cho các giải pháp cho da và miệng.

8. Ngăn ngừa rụng tóc


Tỏi có chứa một lượng cao allicin là một hợp chất dựa trên lưu huỳnh. Nó giúp ngăn ngừa rụng tóc và cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc mới.

Tỏi có lợi khi ăn uống với mức độ vừa phải. Hãy nhớ rằng ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ.

Trang chủ : Blog Bà Bầu Có

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu

Ngoài sắt và canxi, axit folic cũng là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của các mẹ bầu. Các mẹ đã biết cách bổ sung axit folic như thế nào chưa?


bo-sung-axit-folic

Top thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu



Măng tây



Đây là một trong những loại thực phẩm có lượng axit folic thuộc dạng cao nhất trong thế giới thực vật. 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg folate. Khi nấu măng tây, các mẹ lưu ý không nên nấu quá lâu, tránh làm tiêu hao nguồn axit folic quý giá. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon với măng tây như: măng tây xào thịt bò, măng tây xào tôm, măng tây cuộn thịt xông khói, súp măng tây...

Súp lơ xanh


bo-sung-axit-folic-2

Trong số các loại rau, súp lơ xanh có thể được gọi là “siêu rau” nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào trong súp lơ xanh cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón dễ gặp phải trong thai kỳ.

Trứng


bo-sung-axit-folic-3

Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate.

Các loại hạt dinh dưỡng


bo-sung-axit-folic-4

Các loại hạt dinh dưỡng như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng… không chỉ chứa lượng omega 3 cực khủng mà còn chứa nhiều folate. Chỉ cần 1 cốc các loại hạt có thể giúp mẹ bổ sung tới 300 mcg folate.

Các loại đậu đỗ


bo-sung-axit-folic-5

Các loại đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đặc biệt là đậu lăng, có hàm lượng axit folic cực kì cao. Các mẹ có thể tham khảo danh sách dưới đây:


Trái cây họ cam quýt


bo-sung-axit-folic-6

Nhiều loại trái cây có chứa axit folic nhưng trái cây họ cam quýt xếp hàng cao nhất. Trái cam đặc biệt giàu axit folic. Một trái cam có thể chứa khoảng 50mcg, một ly nước cam ép thậm chí còn chứa nhiều hơn.


Đu đủ


bo-sung-axit-folic-7

Một miếng đủ đủ nhỏ có thể cung cấp gần 60 mcg axit folic, đồng thời là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại vitamin A, vitamin C, canxi, kali… cùng nhiều loại dưỡng chất khác.

Quả bơ


bo-sung-axit-folic-8

Nếu mẹ đang tìm một thực phẩm vừa giàu axit folic vừa tốt cho não bộ thai nhi thì bơ chính là lựa chọn không thể thiếu. Với quả bơ, mẹ có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau để thay đổi khẩu vị như sinh tố, làm salad, sushi hay nước sốt cho các loại món ăn.

Các loại quả mọng


bo-sung-axit-folic-9

Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất… chứa đến 20% nhu cầu folate mẹ bầu cần trong một ngày. Ngoài ra, những loại quả này còn giàu vitamin mà lại chứa rất ít calorie nên mẹ bầu có thể thoái mái tiêu thụ mà không sợ bất kì tác dụng phụ nào.

Trang chủ : Blog Bà Bầu Có

TOP 15 thực phẩm giàu canxi mẹ bầu cần biết

Thực phẩm giàu canxi sẽ là nhóm dinh dưỡng thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kì bên cạnh những viên canxi tổng hợp. Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những ngày đầu thai kì.


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki

Theo các chuyên gia, cách bổ sung hiệu quả nhất qua đường ăn uống nên mẹ bầu cần chọn lựa những thực phẩm giàu canxi để bổ sung điều độ suốt thai kỳ.

Hãy cùng Blog Bà Bầu điểm qua là top 15 thực phẩm giàu canxi nhất mẹ bầu không nên bỏ qua dưới đây nhé!


1. Sữa và các sản phẩm từ sữa


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-1

Sữa là thức uống phổ biến dồi dào canxi nhất đối với mẹ bầu nói riêng và tất cả mọi người. Cách bổ sung canxi tốt nhất là bắt đầu một ngày mới với một ly sữa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm những sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, pho mát, váng sữa…

2. Trái cây sấy khô


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-2

Những loại trái cây sấy khô như mận sấy, nho khô, đào khô… chứa rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Lượng canxi lớn trong trái cây sấy khô sẽ rất tốt cho xương và răng của trẻ. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn những loại quả sấy đã được chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Quả sung


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-3

Không chỉ là thực phẩm giàu canxi, quả sung còn chứa lượng chất xơ lớn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng táo bón, trĩ – những triệu chứng rất phổ biến khi mang thai.

4. Quả chuối



me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-4

Quả chuối là loại quả giúp tăng cường sự tập trung trí não, cung cấp kali và chất điện phân ngăn ngừa sự thoái hóa xương, đồng thời tăng lượng canxi cho cơ thể. Mỗi khi thấy mệt mỏi hay kiệt sức, mẹ bầu có thể ăn chuối để lấy lại năng lượng nhanh chóng, đặc biệt sau một ngày dài làm việc căng thẳng hay luyện tập.

5. Quả kiwi



me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-5

Kiwi cũng là loại thực phẩm giàu canxi giúp bảo vệ hệ xương. Ngoài ra, lượng vitamin C và lutein, carotin chứa trong thành phần quả còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dùng kiwi như bữa tráng miệng hoặc ăn kèm salad, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khỏe khoắn trong ngày.

6. Quả cam


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-6

Cam cũng là sự lựa chọn hiệu quả để tăng lượng canxi cho mẹ bầu. Ngoài ra cam còn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C… giúp tăng khả năng miễn dịch và giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.

7. Rau cải chíp


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-7

Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể. Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột.

8. Bột yến mạch


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-8

Trong các các loại hạt ngũ cốc, yến mạch có hàm lượng canxi cao nhất, gấp 7,5 lần gạo trắng. Mặc dù canxi trong yến mạch không bằng canxi trong sữa, nhưng vẫn giúp ích trong việc phòng chống bệnh thiếu canxi khi mang thai. Nếu nấu cháo yến mạch với mè đen, hiệu quả bổ sung canxi sẽ càng tốt

9. Cải xoăn


me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-9

Trên thực tế, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi/ mỗi calo hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K- là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương, rất có lợi cho mẹ bầu.

10. Súp lơ xanh



me-bau-can-bo-sung-trong-suot-thai-ki-10

Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A, C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu. Nếu không thích súp lơ ép, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp lơ xào, luộc… cũng rất tốt.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Thực Đơn Giảm Cân Cho Bà Bầu Béo Phì, Thừa Cân, Dinh Dưỡng Đảm Bảo

Thực đơn giảm cân cho bà bầu béo phì (thừa cân, mập) có cần thiết không? Nên và Cần lưu ý gì về dinh dưỡng khi giảm cân? Bí quyết giảm cân cho bà bầu béo phì hiệu quả, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là gì? Các mẹ béo phì rất quan tâm đến vấn đề này, việc giảm cân không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn đang phát triển.


thuc-don-giam-can-cho-ba-bau-beo-phi

Thực đơn giảm cân cho bà bầu béo phì vẫn đủ dinh dưỡng cho thai nhi


Tình trạng các mẹ bầu béo phì và thừa cân hiện nay rất phổ biến không chỉ trên thế giới mà ngay ở Việt Nam cũng rất nhiều. Các mẹ đều lo lắng không biết khi mang thai thì tăng bao nhiêu cân là hợp lý. Theo các bác sĩ trong thời gian thai kì các mẹ chỉ nên tăng từ 8 – 12kg. Việc các mẹ quá béo mập, thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao và tiểu đường.

Các mẹ bầu béo phì cũng nên xây dựng thực đơn ăn uống cho riêng mình một cách khoa học, hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và các bé nhưng không bị béo phì.

Thực đơn cho các mẹ bầu mập, béo phì nên ăn thức ăn giàu vitamin khoáng chất, axit folic, sắt như : hoa quả, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo. Các mẹ có thể tham khảo bí quyết giảm cân đầy đủ dinh dưỡng phía dưới.

Cần lưu ý khi giảm cân cho bà bầu béo phì vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé


  • Chế độ ăn phong phú: Xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày phong phú giàu vitamin và chất khoáng, không ăn vặt.
  • Nên ăn thành nhiều bữa phụ.
  • Không ăn kiêng.
  • Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo, các chất kích thích, rượu bia. Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều mỡ và đường vì rất dễ gây tiểu đường
  • Nên thường xuyên vận động ( đi bộ, tập thể dục ).
  • Để bản thân thoải mái.
  • Nên đến bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Giảm cân trong thai kì có tốt không? 


Trong thời gian mang thai các mẹ bầu béo phì, mập không nên ăn kiêng giống như thời gian khi chưa mang thai vì sẽ rất nguy hiểm tới thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Tuy nhiên có rất nhiều mẹ bầu béo phì giảm cân không cần ăn kiêng. Thời gian đầu ốm nghén việc các mẹ giảm cân là do cơ thể không thể hấp thu được lượng calo vì thức ăn bị nôn mửa hết ra ngoài. Các mẹ không nên lo lắng vì vấn đề này bởi trong cơ thể người mẹ béo phì có chưa rất nhiều calo từ các lớp mỡ có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Như vậy việc đảm bảo dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn giảm cân cho bà bầu béo phì, thừa cân là rất cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài việc giảm cân các mẹ bầu vẫn phải ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt… để đảm bảo sự phát triển của các bé.

Trang chủ : Blog bà bầu có

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Top 7 thực phẩm nên ăn khi mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối của thai kỳ? Trong khoảng thời gian này, thai nhi phát triển rất nhanh. Blog mách bạn 5 thực phẩm nên ăn khi mang thai sau để thai nhi khỏe mạnh chào đời.


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi

Thời gian này, thai nhi hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất của mẹ nên điều quan trọng là bạn phải chú ý chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Điều này giúp bạn giảm mệt mỏi, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, cơ thể có đầy đủ các chất cần thiết để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thành công.

7 loại thực phẩm dành riêng cho tam cá nguyệt thứ ba


1. Thực phẩm giàu protein


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-1

Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đòi hỏi rất nhiều protein cho việc phát triển các cơ bắp và mô.

  • Hầu hết các thức ăn giàu protein đều có chứa hàm lượng cao sắt và kẽm. Sắt giúp ngăn ngừa sinh bé nhẹ cân và sinh non. Còn kẽm giúp sản xuất enzyme và insulin.
  • Protein có chứa nhiều trong đậu, thịt gà, thịt lợn, xà lách xanh, gà tây và thịt bò.

2. Trứng


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-2

Trứng là một thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé ở giai đoạn này.

  • Trong trứng có chứa choline giúp duy trì chức năng của các tế bào. Điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhanh chóng của bé.
  • Choline cũng rất cần thiết cho sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Bổ sung choline đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn sự phát triển của tụy hoặc thận bé.
  • Có thể sử dụng trứng để làm các món ăn như trứng bác, trứng luộc hoặc chiên.

3. Cá hồi


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-3

Cá hồi là thực phẩm chứa rất nhiều chất mà mẹ cần trong ba tháng cuối của thai kỳ.

  • Loại cá này được biết đến là một loại thực phẩm dồi dào axít béo omega-3. Não của bé phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ và axít béo omega-3 sẽ giúp ích cho sự phát triển này.
  • Cá chứa nhiều axit docosahexaenoic (DHA), một loại omega-3, giúp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh bé.
Bạn có thể thêm một loại rau thơm yêu thích hay quả óc chó đập giập và rắc vào món cá hồi nướng.

4. Các loại quả hạch


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-4

Quả hạch là những quả có vỏ cứng bên trong có hạt (quả óc chó, hạnh nhân, điều, đậu phộng, hạt dẻ…). Đây là một lựa chọn tuyệt vời khi bà bầu muốn ăn vặt.

  • Các loại quả hạch có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất béo, chất xơ và protein .
  • Đây cũng là một lựa chọn tốt khi bạn cảm thấy không muốn ăn quá nhiều trong ba tháng cuối thai kỳ. Khi bạn cảm thấy no, các loại quả hạch là món ăn vặt an toàn và khỏe mạnh.
  • Hãy thêm các loại hạt như óc chó và hạt điều vào món ngũ cốc thơm ngon.

5. Đu đủ chín


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-5

Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng đu đủ trong chế độ ăn trong ba tháng cuối thai kỳ. Bạn chỉ nên ăn đu đủ chín.

  • Đu đủ là nguồn cung cấp nhiều kali, vitamin C, chất xơ và folate.
  • Nó là một phương thuốc tự nhiên để chống lại và ngăn ngừa chứng ợ nóng, triệu chứng rất phổ biến trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
  • Không nên ăn đu đủ xanh, chưa chín vì đu đủ này chứa pepsin có thể gây co thắt và chuyển dạ sớm.

6. Các loại trái cây khác


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-6

Trái cây tươi giàu vitamin C và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của nhau thai. Vitamin giúp hấp thụ chất sắt từ thực phẩm và giúp duy trì hệ miễn dịch mạnh.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn nên trái cây tươi như kiwi, dâu tây, chuối và dưa .

7. Sữa và các sản phẩm từ sữa


ba-bau-nen-an-gi-trong-3-thang-cuoi-7

Đây là những nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Đến ba tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của bạn sẽ tăng cao . Sữa và các sản phẩm từ sữa cùng với chất bổ sung canxi theo quy định của bác sĩ sẽ giúp bạn đáp ứng yêu cầu canxi của cơ thể trong giai đoạn này.

Trang chủ : Blog Bà Bầu

Bà bầu uống nước dừa như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

Nếu nói về loại nước tốt nhất cho mẹ bầu thì nước dừa và nước mía thường xếp đầu bảng. Bà bầu uống nước dừa chẳng những cảm thấy dễ chịu vì vị ngọt thanh, mát lịm mà còn hấp thụ rất nhiều dinh dưỡng.

Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng càng uống nhiều thì thai càng bổ, tuy nhiên bác sĩ khuyên rằng phải uống đúng thời điểm và theo số lượng nhất định thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Lợi ích của nước dừa với bà bầu



ba-bau-uong-nuoc-dua

Trước khi đi tìm câu trả lời bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ, chắc chắn các mẹ sẽ vui mừng khi biết được những lợi ích của nước dừa.

- Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đột biến để tăng cường vận chuyển dưỡng chất đến tử cung của mẹ. Việc bổ sung nhiều nước trong thời gian này đặc biệt quan trọng để đáp ứng yêu cầu tăng lưu lượng máu của cơ thể.

- Việc tạo nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi cũng đòi hỏi mẹ bầu bổ sung nhiều nước hơn. Mất nước khi mang thai đặc biệt nguy hiểm, vì nó làm mẹ mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ảnh hưởng đến việc trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Nước dừa là một nguồn cung cấp nước chất lượng cho mẹ bầu. Đây là một trong những loại quả kỳ diệu nhất của tự nhiên, khi nước được bảo quản trong sọ quả sẽ đảm bảo độ tinh khiết và các chất dinh dưỡng vẹn nguyên.

- Ngoài ra, nước dừa cũng giúp phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ, vì lượng đường trong nước dừa thấp hơn nhiều so với nước mía.

- Với nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, nước dừa thúc đẩy các hoạt động của cơ quan miễn dịch. Vì thế, muốn khỏe mạnh, mẹ đừng ngại uống thêm nước dừa bên cạnh các loại đồ uống bổ dưỡng khác như nước lọc, nước cam, nước trái cây...

2. Tỉ lệ vàng cho bà bầu uống nước dừa



ba-bau-uong-nuoc-dua-1

Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ? Có lẽ mỗi người sẽ có 1 đáp án khác nhau, tùy theo từng trường hợp mang thai và cơ địa của mỗi người.

Với các mẹ mang thai bình thường, có sức khỏe tốt, việc uống bổ sung 1 trái dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng lạm dụng bởi mẹ bầu uống nước dừa thay cho nước lọc sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu.

Một số mẹ bầu bị thiếu nước ối có thể được khuyên uống nhiều nước dừa hơn, có thể là 2 đến 4 trái dừa mỗi ngày. Nước dừa có thành phần khá giống nước ối nên bổ sung nhiều nước dừa trong thời gian này có thể giúp cải thiện phần nào tình trạng thiếu ối. Tuy vậy, điều này vẫn chưa được nhiều tài liệu y khoa ghi nhận mà thường mang tính chia sẻ kinh nghiệm nhiều hơn.

3. Thời điểm vàng để bà bầu uống nước dừa



ba-bau-uong-nuoc-dua-2

Theo lơi bác sĩ Sản khoa khám cho em khuyên thì từ tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ là thời gian tốt nhất để mẹ có thể uống thêm nước dừa mỗi ngày.

Nếu uống quá nhiều vào cuối thai kỳ có thể gây dư ối, còn những tháng đầu có thể khiến mẹ bị lạnh bụng và thai nhi chịu những ảnh hưởng xấu do lúc này mẹ vẫn còn nghén nặng. Tuy nhiên, ngay cả khi uống nước dừa vào giữa thai kỳ, mẹ cũng không nên uống quá nhiều, chỉ 3 – 4 lần một tuần hoặc 100 – 150ml/ngày là đủ.

4. Cách uống nước dừa tốt cho bà bầu



ba-bau-uong-nuoc-dua-3

- Không uống nước dừa vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì có thể làm mẹ mất ngủ khi phải tiểu tiện nhiều.

- Khi người đang mệt, mẹ bầu không nên uống nước dừa ngay sẽ rất dễ bị ngộ độc.

- Chỉ uống nước dừa một lượng vừa phải trong 3 tháng giữa và những tháng cuối thì không được uống.

- Nước dừa có một lượng đường nhất định nên khi uống thêm phải thường xuyên đi kiểm tra lượng đường trong máu.

- Uống nước dừa ngay sau khi chặt và không để qua đêm mới uống.

Trang chủ : Mỹ phẩm uni

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

10 điều cấm kỵ khi mang thai

Thời kỳ mang thai đầy hạnh phúc nhưng cũng mang lại cho bà bầu một chút rắc rối. Tuy nhiên, để đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh, thông minh.

10 điều cấm kỵ khi mang thai bà bầu cần biết để bảo vệ thai nhi :


1, Bà bầu nên kiêng đi đám ma


Việc bà bầu kiêng kỵ đi đám ma và điều hoàn toàn có cơ sở. Theo các nhà khoa học cho rằng âm khí chính là dấu hiệu nhiễm khuẩn do thân thể người chết phát tán ra ngay khi họ chết và còn tồn tại vài ngày sau đó. Do đó việc đến các đám ma có thể khiến người mẹ bị nhiễm bệnh và gây hại đến thai nhi. Đồng thời tiếng ồn của kèn trống, tiếng khóc… có thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe của mẹ và bé.

2, Bà bầu nên kiêng với tay cao, ngồi xổm


Với cao và ngồi xổm là 2 tư thế nguy hiểm cho bà bầu. Theo bác sĩ Phạm Thị Thái, việc với cao làm dãn dây chằng đang nâng đỡ thai nhi trong bụng mẹ, còn ngồi xổm làm tử cung mở rộng và dễ dọa sảy thai.

3, Bà bầu tuyệt đối không được hút thuốc


Không chỉ trong 3 tháng đầu thai kỳ mà trong suốt thời gian mang thai, bà bầu cũng không nên đụng đến bất cứ điếu thuốc nào. Bởi trong thuốc lá có chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại nguy hiểm khác. Nếu trong thời kỳ mang thai mà mẹ bầu hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, em bé sinh ra bị nhẹ cân, sức khỏe yếu, sức đề kháng hạn chế, dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn. Đồng thời hút thuốc cũng làm giảm chất lượng của sữa mẹ. Vì thế khi có ý định mang thai, người mẹ nên tiến hành cai thuốc và trong suốt thai kỳ của mình, đồng thời cũng tránh xa khói thuốc lá.

4, Bà bầu tuyệt đối không được uống rượu bia, chất có cồn


Uống rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác là những điều cần tránh khi mang thai. Bởi vì chúng sẽ nhanh chóng thâm nhập vào thai nhi qua nhau thai khiến bé yêu sau khi sinh ra sẽ chậm phát triển về cả trí tuệ và thể chất, gặp các vấn đề về hành vi, khiếm khuyết về tim và khuôn mặt, rất nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu tuyệt đối phải tránh rượu, bia và các loại đồ uống có cồn trong suốt kỳ mang thai nhé.

5, Tránh cạo gió khi bà bầu bị trúng gió


Theo quan niệm của Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió… hay gặp khi trời lạnh. Khi đó, không khí lạnh sẽ ‘thâm nhập’ vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây ra các hiện tượng đau đầu, sổ mũi, ho, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ… Và việc cạo gió theo đông y là giải pháp nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, có thể dùng được. Tuy nhiên, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các bác sĩ khuyến cáo, thay vì cạo gió, các bà bầu nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu và massage nhẹ bởi lẽ khi dùng lực mạnh để cạo ra gió sẽ làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Bà bầu có thể dùng cao dán (salonpas..) để có tác dụng tại chỗ, đau đâu dán đó. Việc này không sẽ không gây ảnh hưởng gì đến em bé. Trong trường hợp bị cảm nặng, nên đưa bà bầu tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

6, Bà bầu không nên làm việc, tập luyện quá sức


Làm việc quá sức có thể khiến bà bầu mệt mỏi và stress. Nếu để tình trạng stress kéo dài có khả năng gây sinh non, làm chỉ số IQ của em bé sau này thấp hơn bình thường. Mẹ thì dễ kém ăn, mất ngủ, cao huyết áp, trầm cảm… Tập thể dục luôn được khuyến khích khi mang thai nhưng bà bầu cần đảm bảo việc tập luyện phải nhẹ nhàng, giữ nhịp tim dưới 140 nhịp mỗi phút. Bất cứ khi nào nếu cảm thấy kiệt sức, bà bầu cần nghỉ ngơi ngay. Tránh việc tập quá sức có thể khiến mẹ bị sảy thai ngay tức khắc.

7, Bà bầu tránh xa các loại mỹ phẩm có hại


Từ gôm xịt tóc, cho đến gel dưỡng, gel tạo nếp tóc, đặc biệt là các loại thuốc nhuộm, ép,… đây đều là những mỹ phẩm có hại cho bà bầu. Thành phần hóa học của thuốc nhuộm tóc  thường có chứa hóa chất có hại như phthalates có thể gây ung thư da, ung thư tuyến sữa và cả dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy các bà bầu tuyệt đối đừng nhuộm tóc trong thai kỳ. 

Một số loại mỹ phẩm khác như son môi, sơn móng tay, phấn trang điểm… đa phần đều chứa chì, một nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và não bộ. Vì thế, khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho em bé, các mẹ bầu nên lựa chọn những mỹ phẩm từ thiên nhiên, an toàn cho cơ thể, hoặc có thể hạn chế tối đa dùng mỹ phẩm trong thời gian mang thai của mình.

8, Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm tái sống trong bữa ăn hàng ngày


Các thực phẩm tái sống như sushi, phở bò tái, bò nhúng dấm, các món cá tươi sống chế biến theo kiểu Nhật, các món nghêu sò chế biến theo kiểu tái… đều là những thức ăn bà bầu cần tránh khi mang thai. Chúng có thể chứa vi khuẩn salmonella, E.coli, vi khuẩn toxoplasmosis, thậm chí là chứa các mầm giun sán. Tất cả đều làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non. Vì vậy, bà bầu nên nhớ khi mang thai, tất cả những gì đưa vào cơ thể đều cần được đun kỹ, uống sôi và tuyệt đối đảm bảo vệ sinh.

9, Bà bầu không được tự ý uống thuốc


Uống thuốc tùy tiện khi mang thai có thể gây hậu quả lớn với bà bầu và thai nhi. Khi mắc bệnh và cảm thấy quá mệt mỏi, cần có sự trợ giúp từ thuốc men, bà bầu cần đến bác sỹ để được hướng dẫn điều trị phù hợp, tuyệt đối không được tự kê đoan cho bản thân khi chưa hỏi ý kiến bác sỹ. Tất cả mọi thứ thuốc bà bầu uống trong chín tháng thai kỳ, kể cả thuốc bổ hay vitamin cũng cần bổ sung theo hướng dẫn. Không bổ sung một cách tự do, vì có một số vitamin nếu dùng quá liều, kéo dài vẫn có thể gây khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh cho em bé.

10, Bà bầu nên kiêng đi giày cao gót khi mang thai


Đi giày cao gót khi mang thai là một việc rất nguy hiểm, bởi chỉ cần sơ sẩy một chút có thể khiến bà bầu bị ngã và mang lại hậu quả khôn lường như thai bị tổn thương, sảy thai thậm chí tử vong cho cả hai mẹ con. Việc đi giày cao gót cũng làm gia tăng tình trạng đau lưng, đau hông và tê phù chân tay của các mẹ… trong suốt thai kỳ. Do đó, bà bầu nên lựa chọn những đôi dép bệt, chắc chắn, khả năng bám đất cao nhé.

Trang chủ : Bà Bầu Có

Bà bầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng giữa của thai kỳ

Ngoại trừ một số bà bầu bị ốm nghén thì các bà bầu khác có thể ăn uống khá thoải mái trong hơn ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi, các bà bầu nên kiêng ăn gì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.


ba-bau-nen-kieng-an-gi

Các mẹ bầu đã bắt đầu tập quen dần với sự thay đổi hormone cùng sự lớn lên từng ngày của đứa trẻ trong bụng hơn nữa những cơn ốm nghén cũng không còn quá ám ảnh như những tháng đầu tiên của thai kỳ giúp mẹ bầu ăn uống thoải mái hơn, ngon miệng hơn. Nhưng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ nên kiêng ăn một số các thực phẩm sau đây.

Thực phẩm gây táo bón


Táo bón là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ bầu bên cạnh ốm nghén. Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu khiến mẹ bầu chán ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, các mẹ nên tránh thực phẩm gây táo bón thay vào đó nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và ăn trái cây, rau cải.

Thực phẩm chứa cacbonhydrate đơn giản


ba-bau-nen-kieng-an-gi-2

Cacbonhydrate tham gia vào quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi vốn được biết đến là chất cần thiết cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Nhưng đối với các mẹ bầu trong 3 tháng giữa của thai kỳ nên tránh thực đơn có sự hiện diện của các thực phẩm chứa cacbonhydrate ở dạng đơn giản bởi loại thực phẩm này góp phần làm lượng insulin tăng đột ngột gây nguy cơ tiểu đường thai kỳ nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm chứa cacbonhydrate ở dạng phức tạp do chúng được tiêu hóa chậm hơn giúp giảm lượng đường trong máu cho mẹ bầu, hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ.

Rượu, bia


Không chỉ trong 3 tháng giữa của thai kỳ mà trong suốt thời gian mang thai, các mẹ bầu nên tránh uống rượu, bia để bảo vệ chính mình và thai nhi. Rượu, bia là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu nguy hiểm cho mẹ bầu đồng thời khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thính giác kém, xương biến dạng, thận yếu,…

Cà phê


ba-bau-nen-kieng-an-gi-3

Chất caffein trong cà phê cũng là nguyên nhân gây ra sảy thai, sinh non, thai chết lưu phổ biến ở các mẹ bầu nghiện thức uống này. Caffein cũng là chất cản trở quá trình hấp thụ chất sắt quan trọng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai nên nếu mẹ bầu không dừng việc tiêu thụ lượng lớn cà phê thì nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt sẽ gia tăng đột ngột dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Dù là tháng thứ mấy của thai kỳ, các mẹ bầu cũng không nên uống cà phê nhé!

Thực phẩm tái, sống


Các thực phẩm tái, sống vốn là niềm đam mê bất tận của nhiều chị em nhưng khi mang thai cần loại các thực phẩm này ra khỏi thực đơn cho mẹ bầu. Những món như sushi, sashimi, gỏi các loại, thịt bò tái, … có vô số vi khuẩn, ký sinh trùng làm suy yếu hệ miễn dịch tấn công sức khỏe cả mẹ và bé do đó mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong 3 tháng giữa của thai kỳ.

Ngoài ra, các thực phẩm chưa tiệt trùng như phô mai, sữa chua, nước ép có chứa vi khuẩn listeria gây dị tật cho thai nhi vì thế mẹ bầu phải thật cẩn thận khi dùng loại thực phẩm này.

Gan động vật


ba-bau-nen-kieng-an-gi-4

Vitamin A tuy rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của phôi thai cũng như hệ thần kinh trung ương của thai nhi nhưng tiêu thụ lượng vitamin A quá lớn có thể gây ra ngộ độc gan nghiêm trọng hơn là gây dị tật bẩm sinh cho đứa trẻ khi chào đời.
Gan động vật được xem là nguồn cung cấp vitamin A ở dạng hoạt động cao nhất trong số các thực phẩm. Do đó các mẹ bầu được khuyên tránh ăn gan động vật không chỉ trong 3 tháng giữa của thai kỳ mà còn trong suốt thời gian mang thai để tránh gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa của thai kỳ thì việc kiêng cữ các thực phẩm gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng quan trọng không kém. Các mẹ bầu nên ghi nhớ những thực phẩm phải tránh trong 3 tháng giữa của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé cưng trong bụng nhé.

Trang chủ : Bà Bầu Có

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Top thực phẩm chức năng tốt nhất dành cho bà bầu hiện nay

Giữa một rừng các nguồn thực phẩm chức năng như hiện nay sẽ có không ít mẹ bầu băn khoăn chưa rõ không biết nên lựa chọn loại nào. Để có thêm thông tin các mẹ bầu có thể tham khảo top các thực phẩm tốt nhất sau đây.


thuc-pham-chuc-nang

Khi mang thai, mẹ bầu luôn muốn bé nhận được tối ưu các dưỡng chất, vì vậy, hầu hết đều tìm đến thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng. Giữa rất nhiều loại thực phẩm chức năng như hiện nay, không ít mẹ sẽ băn khoăn chưa rõ nên chọn loại nào là phù hợp và an toàn cho mình. Để có thêm thông tin, trang tin Siêu thị thuốc Việt xin mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Viên uống vitamin tổng hợp Elevit


thuc-pham-chuc-nang-1

Elevit là thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Úc dành cho đối tượng là phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú. Thành phần trong một viên Elevit khá đầy đủ các loại vitamin với liều lượng được nghiên cứu dựa trên mức độ thiếu hụt thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mang thai. Elevit có công dụng bổ sung vitamin, iốt và khoáng chất giúp cho cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng khả năng đậu thai và phòng ngừa thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất và tránh được nhiều các dị tật về sau.

PM Procare /PM Procare diamond


thuc-pham-chuc-nang-2

PM Procare/PM Procare diamond chứa 11 vitamin, 5 khoáng chất và 2 axit béo omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA). Trong đó, tỷ lệ DHA/EPA và 400mcg – 500mcg axit folic được tính toán dành riêng cho phụ nữ mang thai, cho con bú. Đây là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh, hình thành xương, giúp hệ thị giác, hệ tuần hoàn và sự phát triển các chi, cơ quan và hệ thống miễn dịch của bào thai được phát triển hoàn toàn và cân đối. Công thức của viên uống PM Procare chứa đầy đủ các thành phần thuốc cần thiết cho thai phụ, tuy nhiên, một số thành phần thấp hơn liều khuyến cáo đưa vào cơ thể hàng ngày do nhà sản xuất đã tính toán tới lượng bổ sung các chất đó từ nguồn thực phẩm nhằm tránh dư thừa.

DHA Bio Island


thuc-pham-chuc-nang-3

Cũng xuất xứ từ Úc, DHA Bio Island là viên uống bổ sung DHA tốt nhất hiện nay. Theo đó, viên uống này có tác dụng hỗ trợ cả mẹ và bé phát triển chức năng thị giác và hệ thống tim mạch. Thành phần nổi bật trong một viên DHA Bio Island là 25mg Docosahexaenoic Acid (DHA). DHA cần thiết cho sự phát triển của mắt vì chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc, cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh). Bên cạnh đó, Bio Island DHA còn cung cấp rất nhiều vitamin A, D, Folate… là giải pháp bổ sung dưỡng chất an toàn và hiệu quả cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh.

Prenatal Holista


thuc-pham-chuc-nang-4

Theo tìm hiểu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trong công thức của Prenatal, hàm lượng acid folic được bổ sung ở mức cao nhất trong giới hạn an toàn cho mẹ bầu (1mg). Theo nhà sản xuất, mỗi ngày phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ nên cung cấp 0,6- 0,8mg acid folic, tuy nhiên, cơ thể chỉ hấp thu được 2/3- 3/4 hàm lượng viên thuốc mỗi lần uống. Vậy nếu bạn uống 1 viên có hàm lượng 800 mcg acid folic sẽ chưa đủ được hàm lượng như khuyến cáo. Do đó, Prenatal cho bà bầu của Holista được bổ sung đến 1mg acid folic vừa đủ lượng dưỡng chất cho bà bầu.

Blackmores Iron


thuc-pham-chuc-nang-5

Blackmores Iron được chế tạo theo công thức đặc biệt nhằm hỗ trợ trong việc quản lý chế độ ăn uống thiếu sắt của phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Ngoài bổ sung sắt, Bio Iron còn có các vitamin C, B12 và acid folic nhằm hỗ trợ tối ưu sự hình thành bình thường của các tế bào máu đỏ, cải thiện khả năng hấp thụ sắt cho bà bầu, do đó cũng làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, buồn nôn nghén cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Nature Made Prenatal Multi + DHA


thuc-pham-chuc-nang-6+

Nature Made Prenatal Multi + DHA là vitamin tổng hợp cho bà bầu có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, chúng có hàm lượng hàm lượng DHA đến 200 mg trong 01 viên uống giúp hỗ trợ phát triển hệ thần kinh, làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, trong 01 viên uống còn có 27mg sắt giúp hỗ trợ năng lượng tế bào và trao đổi chất, tăng hàm lượng máu và phát triển sức khỏe thai nhi; 1000 IU vitamin D rất quan trọng cho việc hỗ trợ xương chắc khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, bù lại đó, hàm lượng canxi chỉ có 150mg đáp ứng khoảng 12% nhu cầu của cơ thể mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Vì thế đây cũng là dòng sản phẩm được rất nhiều mẹ bầu tin dùng.

Ostelin Vitamin D và Calcium


thuc-pham-chuc-nang-7

Ostelin Vitamin D và Calcium là thực phẩm chức năng cho bà bầu nhằm bổ sung canxi và vitamin D cho phụ nữ đang mang thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, Canxi là dưỡng chất thường bị thiếu hụt nhất đối với cơ thể mẹ bầu, còn vitamin D là vi chất quý giá, là chất dẫn truyền để canxi đi vào cơ thể một cách dễ dàng hơn. Ostelin Vitamin D nhằm cung cấp canxi cho thai nhi phát triển xương chắc khỏe và phòng ngừa các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, rộp bẻ… hay xuất hiện ở mẹ bầu.

Trên đây là một số thực phẩm chức năng được các mẹ bầu tin dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để được tư vấn và chọn lựa cho mình sản phẩm thích hợp nhất.

Trang chủ : Bà Bầu Có